Hotline : Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Trường hợp nào bị coi là khai thác khoáng sản trái phép?

Thứ tư, 15-11-2018 | 10:40:00 AM GMT+7 Bản in
(Chinhphu.vn) – Khai thác đá làm vật liệu xây dựng trong diện tích thực hiện dự án đầu tư xây dựng mà không được sự chấp thuận của UBND tỉnh hoặc được UBND tỉnh chấp thuận cho phép đăng ký khai thác phục vụ xây dựng công trình đó nhưng bán ra ngoài là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Ông Cao Phong (tỉnh Cao Bằng) hỏi, các công trình thi công xây dựng cầu, đường... trên địa bàn tỉnh có thi công nền đường, nền nhà là đá và tận dụng vật liệu đó để xây dựng công trình đang thi công, một phần còn lại bán ra thị trường, vậy đất, đá thải các công trình thi công đường trên địa bàn tỉnh khi bán cho các tổ chức, cá nhân có bị tính thuế và phí tài nguyên không? Nếu có thì tỉnh có chính sách nào để thu nguồn này?

Về vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010 thì việc khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình cầu, đường… (khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình) phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh và chỉ được phục vụ cho công trình đó (không được bán, vận chuyển ra ngoài phục vụ công trình khác).

Các hành vi khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích thực hiện dự án đầu tư xây dựng mà không được sự chấp thuận của UBND cấp tỉnh hoặc được UBND cấp tỉnh chấp thuận cho phép đăng ký khai thác phục vụ xây dựng công trình đó nhưng bán ra ngoài để phục vụ xây dựng công trình khác là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (trừ trường hợp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản).

Theo Chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc (0)