Hotline : Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

Thứ bẩy, 18-01-2018 | 15:10:00 PM GMT+7 Bản in
(Chinhphu.vn) – Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Công ty Dệt may Bình Nam (bên A) ký hợp đồng may quần áo với khách hàng (bên B) và Công ty thuê bên thứ 3 (bên C) gia công. Tuy nhiên, đến thời hạn mà bên C vẫn chưa giao hàng kịp nên Công ty Dệt may Bình Nam phải giao hàng bằng đường hàng không và thanh toán hộ chi phí này cho bên C.

Khi xuất hóa đơn thì bên Logistic xuất hóa đơn mang tên của bên A, tức mang tên và thông tin Công ty Dệt may Bình Nam. 

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Dệt may Bình Nam hỏi, đối với các hóa đơn trên, khi thu lại tiền của bên C, Công ty có cần xuất hóa đơn lại cho bên C không vì Công ty không kinh doanh dịch vụ này. Công ty được kê khai những hóa đơn đầu vào này không?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Khoản 1, Khoản 3 Điều 15 Nghị định sổ 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định lập hóa đơn như sau:

“1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hoá đơn. Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.

3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hoá, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.”

Tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn:

“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, Trường hợp tố chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền... ”.

Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngàỵ 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tỉêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…”

Khoản 6 Điều 1 Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“a) Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chửng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khấu;

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hỏa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;”

Căn cứ quy định trên, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Đề nghị đơn vị trình bày cụ thể kèm theo hợp đồng may quần áo ký với khách hàng, hợp đồng thuê gia công, hợp đồng ký vận chuyển hàng hóa và các tài liệu liên quan (nếu có) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện việc lập hóa đơn đối với trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.

Theo Chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc (0)