Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP trong quý 2/2017

PHÒNG THƯƠNG MẠI

VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Số: 1680/PTM – VP

Báo cáo tình hình thực hiện

Nghị quyết 35/NQ-CP trong quý 2/2017

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2017

Kính gửi: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC

            Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trân trọng báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong tháng 6 năm 2017 như sau:

I. TÌNH HÌNH TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ DOANH NGHIỆP THEO NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP CỦA CÁC BỘ NGÀNH TRONG QUÝ 2/2017

Để chuẩn bị cho Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp Doanh nghiệp và sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP, từ tháng 2/2017 đến sát Hội nghị , VCCI đã tập hợp 188 kiến nghị mới từ doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp chuyển đến các bộ ngành, địa phương giải quyết. Tính đến hết ngày 16/5/2017 (trước khi diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp), các bộ ngành đã xử lý, giải quyết, trả lời 108 kiến nghị và thông báo cho VCCI (đạt tỷ lệ giải quyết 57,4%), còn 80 kiến nghị chưa trả lời, trong đó có một số kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ. Sau Hội nghị Thủ tướng, VCCI tiếp tục nhận được văn bản thông báo về việc trả lời kiến nghị doanh nghiệp của các bộ, ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT, Bộ Nội vụ, UBND các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa. tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số kiến nghị VCCI chưa nhận được thông báo đã trả lời doanh nghiệp thuộc phần lớn thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Thông tin truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND các tỉnh/ thành phố: Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình. Ngoài ra có một số kiến nghị chung, có tính chất đề xuất, hiến kế với Chính phủ không xếp được trách nhiệm trả lời thuộc về bộ, ngành nào hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ. Tất cả các kiến nghị và trả lời kiến nghị trên đều được VCCI đăng lên Website của VCCI theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 35.

Ngoài ra, trong tháng 5/2017, VCCI còn nhận được văn bản của 5 bộ, ngành, địa phương trả lời 6 kiến nghị của doanh nghiệp ( đã tổng hợp trong Báo cáo số 1389/PTM-VP ngày 13/6/2017 của VCCI về tình hình thực hiện Nghị quyết 35 tháng 5/2017). Tháng 6/2017, VCCI nhận được 37 văn bản của 9 bộ, ngành, địa

phương trả lời 75 kiến nghị của doanh nghiệp. Các kiến nghị này chủ yếu do Văn phòng Chính phủ tập hợp thông qua hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Cụ thể như sau:

1. Bộ Khoa học và Công nghệ

1.1- Công văn số 1893/BKHCN-ƯDCN ngày 12/6/2017 trả lời kiến nghị của công ty TNHH Huy Nam về việc cung cấp công khai văn bản hướng dẫn cũng như thông tin về Bản đồ công nghệ (trả lời công văn số 5389/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

1.2- Công văn số 1996/BKHCN-TĐC ngày 20/6/2017 trả lời 2 kiến nghị của công ty TNHH Hitacom Việt Nam về việc góp ý, kiến nghị một số nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật gồm: Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu; Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ KHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (trả lời công văn số 5405/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

1.3- Công văn số 2030/BKNCN-SHHT ngày 22/6/2017 trả lời 5 kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (trả lời công văn số 5406/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ)

1.4- Công văn số 2092/BKNCN-SHHT ngày 18/6/2017 trả lời 2 kiến nghị của Công ty cổ phần Trái đất xanh tươi về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 12/2017TT-BTC hướng dẫn trình tư, thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng, sáng chế bảo vệ môi trường (trả lời công văn số 5754/VPCP-ĐMDN ngày 2/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.1- Công văn số 881/TCLN-CTVN ngày 15/6/2017 của Tổng cục Lâm nghiệp trả lời kiến nghị của Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình đề xuất giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gỗ tỉnh Quảng Bình đề nghị cơ quan hữu quan phải có văn bản hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy chứng nhận CITES và phải cấp tại cửa khẩu hoặc tại địa bàn có doanh nghiệp chứ không thể cấp ở Hà Nội.

2.2- Công văn số 5027/BNN-CN ngày 19/6/2017 của Bộ NN và PTNT trả lời kiến nghị của một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực ăn chăn nuôi về việc xem xét bỏ cấp danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành nhằm giảm thời gian chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp theo hướng bỏ phí đăng ký danh mục thức ăn chăn nuôi và triển khai việc đăng ký danh mục này qua mạng từ quý 3//2017.

2.3- Công văn số 5375/BNN-CN ngày 29/6/2017 của Bộ NN và PTNT trả lời kiến nghị của ông Nguyễn Thế Đức, Giám đốc HTX VietGap Tân Thanh về đề xuất quy định bắt buộc các sản phẩm nông nghiệp bán trên thị trường phải truy

xuất nguồn gốc (trả lời công văn số 6163/VPCP-ĐMDN ngày 14/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

3. Bộ Giao thông Vận tải

3.1- Công văn số 6175/BGTVT-VT ngày 9/6/2017 trả lời 3 kiến nghị của Công ty Vinasun liên quan đến hoạt động của Công ty TNHH Grab Taxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam gồm: Xếp loại hình hoạt động của Grab, Uber và các công ty tương tự là loại hình kinh doanh, vận chuyển hành khách đường bộ bằng taxi; Việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của Grab, Uber; Việc tuân thủ các quy định về cạnh tranh, khuyến mại (trả lời công văn số 5289/VPCP-ĐMDN ngày 24/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

3.2- Công văn số 6377/BGTVT-VT ngày 14/6/2017 trả lời 2 kiến nghị của Công ty TNHH Hitacom Việt Nam về việc thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải quá rườm rà và đề xuất chuyển thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô về Sở Kế hoạch Đầu tư cấp cùng Giấy phép kinh doanh (trả lời công văn số 5405/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

3.3- Công văn số 6536/BGTVT-VT ngày 16/6/2017 trả lời 5 kiến nghị của Hội vận tải biển Diêm Điền và Hiệp hội Đoàn kết An Lư về một số vấn đề liên quan đến dịch vụ vận tải gồm: Giảm mức thuế suất VAT đối với dịch vụ vận tải biển từ 10% xuống 5 %; tăng cường quản lý đối với loại tàu SB chạy theo tuyến pha sông biển; cho phép các tàu biển III có trang thiết bị thỏa mãn với yêu cầu của Cục Đăng kiểm chạy thẳng Hải phòng đi Đà Nẵng; Giảm phí cảng vụ, phí hàng hải, phí hoa tiêu, phí neo đậu, buộc phao đặc biệt là phí tàu lai khu vực miền Trung; công chức ở nhiều cảng vụ, hoa tiêu ý thức phục vụ không tốt, sách nhiễu, đòi hỏi và gây khó khăn cho chủ tàu (trả lời công văn số 5681/VPCP-ĐMDN ngày 1/6/2017 và công văn số 5959/VPCP-ĐMDN ngày 8/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

3.4- Công văn số 6783/BGTVT-VT ngày 22/6/2017 trả lời 5 kiến nghị của Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh về các nội dung: Yêu cầu Grab, Uber đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải như taxi truyền thống: phải kê khai, niêm yết giá cước theo đồng hồ tính tiền được gắn trên xe; Điều chỉnh mức thuế bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh tacxi; Thực hiện kê khai giá khi định giá và điều chỉnh giá đối với Uber, Grab theo đúng quy định; Yêu cầu dán nhãn hiệu nhận diện đối với xe chạy Uber, Grab; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với loại hình vận tải hợp đồng thương mại điện tử tại Việt Nam trong đó có Uber, Grab.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4.1- Công văn số 4784/BKHĐT-QLĐT ngày 13/6/2017 trả lời kiến nghị của công ty TNHH thương mại thiết bị y khoa Nguyễn Tùng về tư cách hợp lệ của nhà thầu (trả lời công văn số 5802/VPCP-ĐMDN ngày 5/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

4.2- Công văn số 4986/BKHĐT-PTDN ngày 20/6/2017 trả lời kiến nghị của Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh về việc sửa đổi luật Đấu thầu theo

hướng sẽ tiếp thu các góp ý để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/2015/NĐ-CP (trả lời công văn số 5382/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

4.3- Công văn số 5187/BKHĐT-PTDN ngày 26/6/2017 trả lời 2 kiến nghị của ông Đinh Hồng Quân, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Hóa chất Bắc Giang về: Đề xuất Thủ tướng dành thời gian gặp gỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Hiệp hội cơ khí Việt Nam; Đề nghị được tiếp cận nguồn vốn với các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác có chung ý tưởng xử lý môi trường (trả lời công văn số 6071/VPCP-ĐMDN ngày 12/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

4.4- Công văn số 5279/BKHĐT-QLĐT ngày 29/6/2017 trả lời kiến nghị của công ty TNHH xây dựng và thương mại Nhà Pháp về hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu thầu (trả lời công văn số 6310/VPCP-ĐMDN ngày 19/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

5. Bộ Công Thương

5.1- Công văn số 672/QLCT- P2 ngày 31/5/2017 của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương trả lời 2 kiến nghị của công ty TNHH Thép Daeho Việt Nam gồm: Miễn trừ phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu là thép carbon không hợp kim cán nóng dạng cuộn có mã HS 7213.91.90 và 7213.99.90 dùng trong lĩnh vực chế tạo bulong, ốc vít; Đề xuất áp dụng thuế tự vệ đối mới mặt hàng thép cán nguội có mã HS 7217.10.10 và 7217.10.29.

5.2- Công văn số 1131/XTTM-QLXTTM ngày 13//6/2017 của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam về việc phải thông báo chương trình khuyến mại trên phạm vi toàn quốc tới từng Sở Công Thương các tỉnh. Công văn trả lời theo hướng đang Bộ đang triển khai sửa đổi Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/6/2006 theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực khuyến mại. (trả lời công văn số 5741/VPCP-ĐMDN ngày 2/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

5.3- Công văn số 1128/XTTM-QLXTTM ngày 13//6/2017 của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của Công ty cổ phần thương tín Tàu Cuốc về việc chi khuyến mãi bằng tiền mặt cho khách hàng theo hướng pháp luật không cấm việc chi khuyến mại bằng tiền mặt (trả lời công văn số 5745/VPCP-ĐMDN ngày 2/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

5.4- Công văn số 800/XNK- CN ngày 20/6/2017 của Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương trả lời 2 kiến nghị của Công ty TNHH Hitacom Việt Nam kiến nghị bất cập của một số văn bản đang áp dụng trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu và Thông tư số 12/2015/TT-BCT ngày 12/6/2015 quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động một số sản phẩm thép (trả lời công văn số 5045/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

5.5- Công văn số 5425/BCT-TTTN ngày 20/6/2017 của Bộ Công Thương trả lời kiến nghị của Công ty CP TM-XNK & Công nghệ chống giả Homart TP. Hồ Chí Minh đề nghị được hỗ trợ triển khai đề án xây dựng chuỗi siêu thị của công ty trên toàn quốc (trả lời công văn số 5804/VPCP-ĐMDN ngày 5/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6. Bộ Tài Chính

6.1- Công văn số 8013/BTC-QLCS ngày 16/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời 2 kiến nghị của Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh gồm: Đề nghị sớm ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc Quyết định thay thế Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg. Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Bộ Tài chính đang sửa đổi Quyết định 09 và sẽ sửa đổi các Quyết định 140, Quyết định 86 sau khi Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực pháp luật); Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi Luật Đất đai về chế định đấu giá quyền sử dụng đất; sửa đổi luật Đấu thầu về chế định đấu thầu dự án có sử dụng đất. Hiện Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng đề xuất sửa đổi một số nội dung của luật Đất đai phù hợp với các kiến nghị của HH Bất động sản TP Hồ Chí Minh (trả lời công văn số 5328/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.2- Công văn số 8022/BTC-QLCS ngày 16/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của Công ty cổ phần công nghệ mới về việc thu tiền thuê đất theo hướng giao Cục Thuế TP Hồ Chí Minh làm việc trực tiếp với công ty để giải quyết kiến nghị (trả lời công văn số 5388/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.3- Công văn số 7985/BTC-CST ngày 16/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời 5 kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam gồm: Giới thiệu các ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm sử dụng năng lượng và lăp đặt hệ thống năng lượng tái tạo; Sử dụng công cụ thuế để kiểm soát chất lượng không khí và ô nhiễm từ các nhà máy điện than, xi măng và các nguồn ô nhiễm khác; Về nội dung Nghị định 12/2015/NĐ-CP; Đề nghị định nghĩa rõ các tiêu chí để được hưởng thuế suất 0% cho các dịch vụ xuất khẩu; Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu vang và rượu mạnh (trả lời công văn số 5406/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.4- Công văn số 4098/TCHQ-GSQL ngày 21/6/2017 của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc Thoại, Công ty TNHH Beyoso – TP Hồ Chí Minh về thủ tục điều chỉnh tên hàng hóa nhập khẩu do sai sót trong quá trình thông quan (trả lời công văn số 5742/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.5- Công văn số 4313/TCHQ-GSQL ngày 28/6/2017 của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trả lời 5 kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam gồm: Việc kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa giá trị thấp nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh; Đẩy nhanh tiến trình thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia cho tất cả các loại hàng hóa cần giấy phép chuyên

ngành; Cập nhật cả tiếng Việt và tiếng Anh trên website Cổng thông tin một của quốc gia; Tổ chức hội thảo, tập huấn cho cộng đồng doanh nghiệp về các thủ tục trên Cổng thông tin một của quốc gia (trả lời công văn số 5406/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.6- Công văn số 8253/BTC-CST ngày 22/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của ông Văn Nhân Linh về sửa đổi một số nội dung của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (trả lời công văn số 5406/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.7- Công văn số 8332/BTC-CST ngày 23/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của ông Lê Đình Dũng về việc bình đẳng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động xuất bản (trả lời công văn số 5746/VPCP-ĐMDN ngày 2/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.8- Công văn số 8332/BTC-CST ngày 21/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của nhóm công ty gồm: Công ty TNHH Á Châu, Công ty TNHH BT Mạnh Đức, Công ty TNHH kỹ thuật D&S Việt Nam, Công ty TNHH phân phối Cofco về việc thu bổ sung phí duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số theo Thông tư 305/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 theo hướng các doanh nghiệp không phải nộp khoản phí này (trả lời công văn số 5747/VPCP-ĐMDN ngày 2/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.9- Công văn số 8828/BTC-HCSN và 8624/BTC-HCSN ngày 28/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời 2 kiến nghị của của Trường cao đẳng nghề Cần Thơ về việc khoán cước phí điện thoại và mức phụ cấp đối với nhà giáo (trả lời công văn số 6167/VPCP-ĐMDN ngày 14/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.10- Công văn số 8575/BTC-CST ngày 28/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời 3 kiến nghị của Hiệp hội vận tải đoàn kết An Lư về: Giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% có thời hạn để giảm bớt khó khăn với ngành vận tải biển; về mức tính tiền chậm nộp thuế; Giảm phí cảng vụ, phí hàng hải, phí hoa tiêu, phí neo đậu, buộc phao đặc biệt là phí tàu lai khu vực miền Trung (trả lời công văn số 5959/VPCP-ĐMDN ngày 8/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.11- Công văn số 8668/BTC-QLCS ngày 29/6/2017 của Bộ Tài chính trả lời 2 kiến nghị của Công ty TNHH MTV Cà phê 721 về: Tiền thuê đất sản xuất nông nghiệp và việc miễn không thu thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng gạo (trả lời công văn số 5407/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

6.12. Công văn số 4391/TCHQ-GSQL ngày 30/6/2017 của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trả lời kiến nghị của công ty cổ phần Phú Lân ( đại diện cho 10 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Châu Phi) đề nghị cho thông quan lô hàng gỗ đang tập kết tại cảng Hải Phòng theo hướng doanh nghiệp phải bổ sung chứng chỉ CITES theo quy định mới thông quan được

7. Một số bộ, ngành, địa phương khác:

7.1- Công văn số 3379/UBND-TC ngày 13/6/2017 của Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng trả lời 3 kiến nghị của Công ty TNHH Hitacom Việt Nam về việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng gồm: Cơ sở pháp lý ban hành Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng; Việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng gây ra tình trạng chồng lấn, trùng lắp với các loại phí khác; việc thu phí đi ngược lại với mục tiêu của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (trả lời công văn số 5045/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn phòng Chính phủ).

7.2- Công văn số 153/BXD-QLN ngày 06/6/2017 của Bộ Xây dựng trả lời kiến nghị của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân liên quan đến lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

7.3- Công văn số 4548/NHNN-TD ngày 12/6/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời 2 kiến nghị của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân gồm: Kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ để giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp của Công ty TNHH SX HTD Bình Tân; Giảm mức lãi suất cho vay đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

7.4- Công văn số 3272/UBND –KT ngày 16/6/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên thông báo kết quả xử lý 2 kiến nghị của ông Lương Viết Tiến, Giám đốc Công ty An Việt Nông về việc hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư nông nghiệp sạch gồm: Đề nghị được vay vốn từ gói 100.000 tỷ đồng trong Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ; Công ty muốn tiếp cận nguồn vốn từ các Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ KH-ĐT, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV của tỉnh Phú Yên (trả lời công văn số 5682/VPCP-ĐMDN ngày 1/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

7.5- Công văn số 2556/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 21/6/2017 trả lời kiến nghị của bà Lê Tố Quyên, chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên thương mại và du lịch Hồng Hải Đăng, Phú Quốc về việc BHXH Phú Quốc truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của công ty Hồng Hải Đăng. BHXH Việt Nam giao BHXH tỉnh Kiên Giang gặp gỡ bà Lê Tố Quyên và giải quyết dứt điểm kiến nghị (trả lời công văn số 5958/VPCP-ĐMDN ngày 8/6/2017 của Văn phòng Chính phủ).

8. Kiến nghị VCCI tập hợp gửi Văn phòng Chính phủ tháng 5/2017:

- Trong tháng 5, VCCI tập hợp 27 kiến nghị của các doanh nghiệp gửi Văn phòng Chính phủ. Ngày 23/6/2017, Văn phòng Chính phủ có công văn số 6544/VPCP-ĐMDN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ giao các bộ, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu, giải quyết. Cho đến hết 30/6/2017, VCCI chưa nhận được văn bản trả lời của của bộ, ngành, địa phương

nào. VCCI sẽ tiếp tục theo dõi việc giải quyết của các cơ quan chức năng để tổng hợp báo cáo Chính phủ và thông báo cho doanh nghiệp.

- Tháng 5, VCCI nhận được 62 kiến nghị do Văn phòng Chính phủ tiếp nhận qua hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Cho đến nay còn 17 kiến nghị chưa được trả lời ( có danh sách kèm theo). Đề nghị Văn phòng Chính phủ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trả lời cho doanh nghiệp. Một số bộ, ngành, địa phương khi trả lời không thông báo cho VCCI nên gây khó khăn cho việc theo dõi tình hình giải quyết kiến nghị của VCCI.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 35/NQ-CP CỦA VCCI

Trong tháng 6 năm 2017, VCCI đã triển khai các nhiệm vụ được giao như sau:

1. Triển khai các hoạt động góp phần cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp :

- Trong tháng, VCCI hoàn thành góp ý và tiếp tục góp ý các dự thảo: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in; Nghị định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.Thông tư quy định việc Dán tem phòng chống in lậu, in giả, sao chép trái phép xuất bản phẩm; Chỉ thị của Thủ tướng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35-NQ/CP với tinh thần: Đồng hành cùng doanh nghiệp. Rà soát và kiến nghị về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực công thương, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ; Quyết định của Thủ tướng ban hành Đề án đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật....

- Phối hợp tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2017 với chủ đề “Cùng nhau tiến về phía trước - khu vực đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu”. Diễn đàn có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp thương mại cùng các nhà tài trợ, cơ quan ngoại giao và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Diễn đàn giữa kỳ năm 2017 tập trung kiến nghị nhằm tìm giải pháp gắn kết khu vực tư nhân trong nước với khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) và với kinh tế toàn cầu. Đồng thời, đại diện các nhóm nghiên cứu của VBF về đầu tư và thương mại; ngân hàng; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp ô tô - xe máy; điện và năng lượng,...

đã báo cáo đánh giá tác động của một số chính sách toàn cầu như Brexit, TPP, chính sách Donald Trump, EVFTA, RCEP, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4... tới nền kinh tế Việt Nam và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; việc làm thế nào để duy trì và thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong bối cảnh hiện nay và việc kết nối các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) với các doanh nghiệp trong nước sao cho hiệu quả. Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng đã tập hợp các đánh giá về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thông qua việc rà soát Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sau 2 năm triển khai cùng với các luật khác như Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở; Luật Chứng khoán; Bộ Luật Lao động; Luật Thuế,... và phản hồi của các tổ chức quốc tế.

- Tổ chức Hội thảo “Điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam” tại Hà Nội vào 30/6/2017. Hội thảo thu hút khoảng 150 đại biểu tham gia gồm chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan, báo chí và hàng chục đại biểu tham luận nhằm thảo luận, đóng góp vào việc hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tại hội thảo, VCCI đã tham vấn báo cáo tóm tắt rà soát điều kiện kinh doanh tại Việt Nam gồm 2 phần: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện – Nhận diện và Kiến nghị” và “Điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ - Nhận diện và Kiến nghị”. Báo cáo mà VCCI đang xây dựng cho thấy trong danh mục 143 ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại phụ lục của Luật Đầu tư hiện nay có 16 ngành, nghề được có điều kiện chưa phù hợp như hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại; kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; sản xuất và sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng; xuất khẩu gạo; kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; kinh doanh dịch vụ logistics; dịch vụ bảo hành; bảo dưỡng xe ô tô, dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư; quản lý vận hành cơ sở hỏa táng; sản xuất mũ bảo hiểm; dịch vụ sản xuất và phát hành; phổ biển phim; dịch vụ lữ hành; dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang… Ngoài ra còn có 10 ngành nghề kinh doanh VCCI đánh giá rằng có phạm vi kiểm soát chưa phù hợp như kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương; nhượng quyền thương mại; kinh doanh thủy sản; kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi; kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

- Tổ chức hội thảo “Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp – thực trạng và các giải pháp” cho các hộ kinh doanh tại địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh ngày càng tăng trưởng về số lượng (theo số liệu của Tổng cục thống kê cho đến hết năm 2015 cả nước có hơn 4,75 triệu hộ kinh doanh) và có đóng góp to lớn vào việc tạo công ăn việc làm và cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế. Nhiều hộ kinh doanh đã chuyển sang mô hình doanh nghiệp, tuy nhiên còn rất nhiều hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh, thậm chí kể cả những hộ kinh doanh đã và đang hoạt động với quy mô và doanh thu khá lớn. Vì vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm để các diễn giả cùng với các đại biểu trao đổi, chia

sẻ để cùng tìm ra các giải pháp tạo thành tiếng nói chung trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, những cơ chế thực thi công bằng, hiệu quả, giúp số lượng hộ kinh doanh mong muốn phát triển thành doanh nghiệp tăng nhanh. Hội thảo đã đề xuất một số giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp như: Nhà nước nên ưu tiên sửa đổi quy định về kế toán, nộp thuế phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật bãi bỏ các quy định tạo cản trở, gánh nặng pháp lý quá mức đối với loại hình doanh nghiệp này để xóa bỏ tâm lý e ngại của các hộ kinh doanh khi chuyển đổi thành doanh nghiệp; Về chính sách thuế: miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi chuyển đổi mô hình kinh doanh; hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, sao cho phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật…

- Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị “Đối thoại chính sách về môi trường và phát triển bền vững” trong khuôn khổ các hoạt động thuộc “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2017. Tham dự Hội nghị đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số bộ ngành Trung ương; Lãnh đạo Tổng cục Môi trường; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam; Đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế, Khu Công nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp khu vực phía Nam cùng 300 đại biểu đại diện các doanh nghiệp thuộc các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam. Hội nghị tập trung đối thoại 2 nội dung gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam và các vấn đề môi trường cấp bách đối với khu vực phía Nam trong giai đoạn hiện nay. Hội nghị đã tạo cơ hội đối thoại thẳng thắn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường với doanh nghiệp, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cho cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Triển khai Chương trình hành động thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh: Xây dựng kế hoạch và biên soạn tài liệu chuẩn bị tổ chức chuỗi đào tạo cho các doanh nghiệp về bộ quy tắc ứng xử nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật Phòng chống tham nhũng.

+ Tiếp tục làm việc với bộ, ngành (Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính…) về Báo cáo, đề xuất và khuyến nghị giải pháp hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện liêm chính trong kinh doanh

- Tiếp tục phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động hậu PCI: Hội thảo chẩn đoán PCI tại tỉnh Lạng Sơn (29/6); phối hợp tổ chức hội thảo PCI Khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (2/6).

- Cập nhật thông tin và tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và Việt Nam, cập nhật tình hình và đưa ra khuyến nghị liên quan đến đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các FTA khác của Việt Nam (FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc….), RCEP.

- Tiếp tục theo dõi và hướng dẫn các hoạt động chuyên môn đại diện giới sử dụng lao động cho các chi nhánh VCCI ở địa phương, các Hội đồng người sử dụng lao động tại các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương khi tham gia vào cơ chế ba bên quan hệ lao động, đặc biệt là tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động và các vụ lãn công, đình công không theo quy định của pháp luật. Đồng thời, triển khai tổ chức khóa đào tạo về Bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động tại các tỉnh.

+ Tham dự họp phiên đầu tiên của Hội đồng tiền lương quốc gia bàn mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 vào ngày 27/6/2017. Nhiều phương án tăng lương khác nhau được đưa ra để các bên cùng thảo luận. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của VCCI, mức lương tối thiểu đã dần tiếp cận với mức tăng trưởng GDP nhưng vẫn cao hơn gần gấp đôi chỉ số CPI. Hơn nữa, Việt Nam đang là nước có mức đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện, công đoàn phí do chủ sử dụng lao động đóng cao nhất so với các nước trong khu vực. Khi tăng lương tối thiểu, các chi phí đặc biệt chi phí lao động sẽ tăng theo. Vì vậy, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2018 cần được cân nhắc ở mức phù hợp vừa đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tạo thêm việc làm cho người lao động đặc biệt trong bối cảnh từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

+ Tổ chức hội nghị tuyên truyền và đối thoại về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện tại Quảng Ninh ngày 29-30/6/2017; Tổ chức hội thảo tham vấn chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tự nguyện giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các doanh nghiệp FDI tại TP. HCM ngày 16/6/2017; Tổ chức cuộc họp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vai trò Ban điều phối hoạt động Doanh nghiệp và ban tư vấn chất lượng nghề trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngày 20/6/2017 tại Hà Nội.

2. Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và các chương trình, dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp:

- Tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Séc nhân chuyến thăm chính thức của Ngài Milos Zeman, Tổng thống Cộng hoà Séc tới Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt – Séc những năm gần đây mặc dù có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn nhưng tổng kim ngạch thương mại song phương chưa đạt được như kỳ vọng của hai bên. Vì vậy, phát biểu tại Diễn đàn, Tổng thống Milos Zeman đề nghị Việt Nam – Séc nên mở đường bay thẳng, thì đây sẽ là một điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước có cơ hội được tiếp xúc, di chuyển và tìm hiểu lẫn

nhau một cách thường xuyên và nhanh chóng hơn và mọi khoảng cách sẽ được thu hẹp. Đường bay này sẽ giúp Séc tiếp cận một cách dễ dàng hơn thị trường hơn 90 triệu dân cũng như những thị trường khác trong khối ASEAN. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam cũng thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường Séc và thị trường EU. Tại diễn đàn, 14 doanh nghiệp đến từ hai nước đã thực hiện kí kết 7 hợp đồng và các biên bản ghi nhớ. Trong đó nổi bật lên là hợp đồng kinh tế về đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng The Marina Cam Ranh Bay và The Anam Resort Mui Ne của Công ty East Sea Travel and Air service group và Công ty Indovina với giá trị 20 triệu USD; hợp đồng về chất lượng sản phẩm, điều kiện cung cấp hàng hoá và thiết lập nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam giữa công ty Clinex và công ty Dapharco với giá trị 3,5 triệu USD trong vòng 5 năm.

- Tổ chức Hội nghị Gặp gỡ báo chí – Doanh nghiệp năm 2017 nhân kỉ niệm 92 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đồng hành giữa doanh nghiệp, doanh nhân với các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ, phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Hội nghị cũng là dịp để các cơ quan quản lý các doanh nhân và những người làm báo cùng nhau trao đổi, thảo luận về vai trò của báo chí và sự hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp trong thời kì mới. Đây cũng là hoạt động thiết thực được VCCI tổ chức thường niên trong suốt 4 năm qua để tri ân các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo nhân dịp kỉ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

- Phối hợp với Hội đồng Doanh nhân và Gia đình tổ chức “Lễ kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam" và Hội thảo với chủ đề “ Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình”. Trong những năm qua, doanh nghiệp gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Thống kê cho thấy 100 DN gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng 1/4 GDP của cả nước. Các doanh nghiệp gia đình cũng đã thể hiện vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Hội đồng Doanh nhân & Gia đình Việt Nam ra đời đã liên kết các gia đình doanh nhân tiêu biểu và uy tín trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam để góp phần giúp các doanh nghiệp gia đình thực hiện thành công mục tiêu phát triển của mình. Tại buổi lễ, nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể Thành viên Hội đồng Doanh nhân gia đình Việt Nam vào việc xây dựng và phát triển Hội đồng nói riêng, cũng như đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung, VCCI đã trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển Doanh nghiệp" và Bằng khen “Doanh nhân, Doanh nghiệp gia đình tiêu biểu Việt Nam” cho một số thành viên của Hội đồng.

- VCCI phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chương trình Bình chọn Báo chí viết về Doanh nghiệp – Doanh nhân và Môi trường Kinh doanh lần thứ V nhằm biểu dương và động viên những tấm gương doanh nhân vượt khó, những tấm lòng cao cả đối với xã hội. Họ là những điểm sáng tạo nên hình ảnh doanh nhân hội nhập toàn cầu, những tấm gương sáng đối với cộng đồng và xã hội. Đồng thời, chương trình bình chọn đã giúp các cơ quan báo chí phát hiện thêm nhiều cây bút xuất sắc trong làng báo. Ngoài ra, Chương trình bình chọn Báo chí viết về Doanh nhân, Doanh nghiệp và Môi trường Kinh doanh lần thứ V còn thực

hiện theo tinh thần tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân như Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đề ra.

- Một số hoạt động khác: Tiếp tục triển khai các hoạt động chuẩn bị cho APEC 2017; Tổ chức họp báo giới thiệu về hoạt động liên quan đến Doanh nghiệp do VCCI tổ chức hướng tới tuần lễ cấp cao APEC 2017; Tổ chức Roadshow giới thiệu APEC tại Nhật bản; Tổ chức Hội thảo "Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế địa phương"; Tổ chức Hội thảo gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Sơn đông), Hội thảo kết nối kinh doanh Việt nam – Indonesia....

3. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp:

Trong tháng 6 năm 2017, VCCI tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tập hợp các kiến nghị mới phát sinh của doanh nghiệp. Danh mục các kiến nghị mới phát sinh được trình bày tại Phụ lục kèm theo.

Ngoài ra, VCCI còn tập hợp theo dõi các kiến nghị do Văn phòng Chính phủ chuyển cũng như tổng hợp tình hình giải quyết các kiến nghị này của các bộ, ngành, địa phương. Bảng tổng hợp ở Phụ lục 2 và 3 kèm theo báo cáo.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trân trọng báo cáo Thủ tướng.

Nơi nhận :

- Như trên;

- Ban Thường trực;

- PCP (Vụ ĐMDN);

- Các Bộ Y tế; Giao thông Vận tải; Xây dựng; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Ngoại giao; Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Hà Nội;Long An

- Lưu VT, VP (TH).

 

 

 

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP trong quý 2/2017 (Tải về)